#7 Lăng Tẩm Huế Đẹp Có Kiến Trúc Độc Đáo Nhất

Lăng tẩm Huế

Lăng tẩm Huế là hệ thống các công trình kiến trúc được thiết kế cực kì độc đáo và ấn tượng, là nơi an nghĩ của các vị vua thời nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta. Lăng tẩm Huế ngày nay không chỉ là một khu di tích lịch sử mà còn được xem là biểu tượng của Huế, thu hút rất nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước. Vậy các bạn đã biết Huế có bao nhiêu lăng tẩm chưa? Lăng tẩm nào đẹp nhất ở Huế? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé !

Lăng vua Gia Long (Thiên Thọ Lăng )

Vua Gia Long sinh năm 1762 và có tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, là người sáng lập ra triều Nguyễn cũng là triều đại cuối cùng của nước ta. Lên ngôi vào năm 1802 và lấy niên hiệu là vua “Gia Long” để trị vì đất nước, cũng dưới thời vua Gia Long quốc hiệu “Việt Nam” đã được chính thức sử dụng vào năm 1804, đến năm 1820 thì vua qua đời.

Lăng Gia vua Gia Long hay còn gọi với cái tên Thiên Thọ Lăng là nơi an nghĩ cuối cùng của vua Gia Long, được khởi công xây dựng vào năm 1814 đến năm 1820 thì hoàn thành. Không chỉ riêng Vua Gia Long mà tại đây còn có lăng của hai hoàng hậu, mẹ, chị ruột và một số thân nhân khác của Vua.

Lăng vua Gia Long có chu vi rộng đến 12.000 mét, bao quanh lăng là núi rừng hùng vĩ, tráng lệ. Nằm cách xa trung tâm thành phố nhất trong tất cả các lăng tẩm cùng với không gian xanh mát, yên tĩnh tạo nên sự uy nghi của vị vua triều Nguyễn đầu tiên của nước ta.

Trong lăng có tất cả 3 khu vực khác nhau: ở vị trí trung tâm là lăng của vua và hoàng hậu, bên phải lăng tẩm là Điện Minh Thành thờ phụng vua và hoàng hậu đời thứ nhất, nhìn sang bên trái là một tấm bia vô cùng hoành tráng khắc ghi lại những lời của vua Minh Mạng. Ngoài ra, xung quanh lăng chính có rất nhiều lăng phục cận tạo thành một quần thể vô cùng trang nghiêm và kì bí nhưng cũng không kém phần cuốn hút, hữu tình.

Lăng vua Gia Long nằm ở xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thể đi bằng đường bộ lẫn đường sông, nhưng đa phần khách du lịch đều chọn đi bằng thuyền để được thả hồn vào dòng sông Hương thơ mộng, cảm nhận được sự nhẹ nhàng, thoải mái hơn bao giờ hết.

  • Giá vé tham quan: 40.000/ lượt khách.

Lăng vua Minh Mạng (Hiếu Lăng)

Lăng vua Minh Mạng còn có tên gọi khác là Hiếu Lăng, nằm trên ngọn núi Cẩm Khê, là nơi giao nhau giữa hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch của sông Hương. Lăng được xây dựng vào năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, tuy chỉ xây trong vòng 3 năm nhưng lăng vua Minh Mạng được xem là 1 trong những lăng đẹp nhất và cung phu nhất trong hệ thống Lăng tẩm Huế.

Hệ thống lăng Minh Mạng có gần đến 50 công trình chi tiết lớn nhỏ, được thiết kế rất cân xứng và vô cùng tinh tế. Tất cả các chi tiết đều được thiết kế theo theo trục thẳng, đầu tiên là Đại Hồng Môn, hai bên có hai cửa là Tả Hồng MÔn và Hữu Hồng Môn, di chuyển vào phía bên trong là sân rộng và rất nhiều tượng đá, cuối cùng chính là nơi đặt mộ của vua Minh Mạng.

Lăng vua Minh Mạng chỉ cách trung tâm kinh thành Huế khoảng 12 km, đường đi quen thuộc nên rất dễ dàng để di chuyển. Nếu bạn đang có ý định đến thăm lăng thì nên xắp xếp thời gian cho phù hợp vì đúng 17h00 là lăng sẽ đóng cửa.

  • Giá vé tham quan: từ 20.000 đến 100.000/ lượt khách ( giá vé người lớn và trẻ em khác nhau)

Lăng vua Thiệu Trị (Xương Lăng)

Nhắc đến lăng tẩm Huế thì người ta sẽ thường nghĩ ngay đến một không giang nghiêm trang, uy nghi nhưng đến với Lăng vua Thiệu Trị thì không, không gian ở đây vô cùng thoáng đãng và trong lành.

Lăng Thiệu Trị còn có cái tên gọi khác là Xương Lăng, nằm ở gần sát núi Thuận Đạo, làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng. Xung quanh lăng Thiệu Trị là những vườn cây trĩu quả, là những cánh đồng mênh mông bát ngát, đó cũng chính là cái mà đã chinh phục được trái tim của biết bao du khách khi đến với nơi này.

Lăng vua Thiệu trị được xây dựng và hoàn thành trong vòng chưa đến 1 năm nhưng vẫn vô cùng kiên cố, đặc biệt là những nét kiến trúc rất tinh xảo vô và đẹp mắt khiến người người ngưỡng mộ. Lúc sinh thời, vua Thiệu Trị vẫn thường nghiên cứu rất kĩ lăng của hai vị vua trước là vua Gia Long và vua Minh Mạng nên đến bây giờ người ta cho rằng, lăng vua Thiệu Trị Chính là sự giao thoa giữa những nét đẹp của cả hai lăng.

Từ trung tâm thành phố di chuyển theo hướng của chùa Đồng Đức khoảng 8km thì sẽ đến được với lăng vua Thiệu Trị. Nếu bạn có dự định đến đây thì nên sắp xếp thời gian đi lúc mặt trời chưa lặn, ánh nắng chiếu rọi xuống sẽ giúp không gian của lăng trở nên lung linh và ấn tượng hơn.

  • Giá vé tham quan: 40.000/ lượt khách

Lăng vua Tự Đức ( Khiêm Lăng )

Được đánh gia là mộng mơ nhất trong 7 khu lăng tẩm của Huế chính là lăng vua Tự Đức, bởi nó nằm trong một thung lũng hẹp thuộc thôn Thượng Ba, phường Xuẩn Thủy.

Ngay lúc sinh thời, vua Tự Đức đã muốn xây dựng một lăng mộ cho riêng mình. Vua đã đến rất nhiều nơi để xem và tìm ra được một vị trí ưng ý, sau đó cho tiến hành thi công và đặt tên là Vạn Niên Cơ.

Nhưng khi thấy nhân dân đổ biết bao xương máu để xây dựng nên công trình ấy thì vua đã quyết định đổi Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung, cho đến lúc vua mất thì lại đổi tên một lần nữa thành Khiêm Lăng.

Toàn bộ lăng có đến 50 công trình lớn nhỏ. Đầu tiên là Vụ Khiêm Môn, tiếp đến là Khiêm Cung Môn, đến Hòa Khiêm, điện Lương Khiêm,…và cuối cùng là nơi đặt lăng mộ của hoàng đế. Đặt chân đến đây, điều đầu tiên bạn thấy ấn tượng sẽ là con đường quanh co được lát bằng gạch Bát Tràng, những tượng đài được thiết kế trang nghiêm, hoành tráng và cả các hoa văn họa tiết vô cùng tinh xảo.

Khiêm Lăng nằm giữa một không gian vô cùng ngọt ngào và nên thơ với cây cối, chim chóc, sông nước,… hòa cùng là một không gian vô cùng trang nghiêm và uy nghi tạo nên một bức tranh lịch sử vô cùng sống động và kì bí. Chính vì thế du khách tìm đến đây ngày càng nhiều để có thể vừa thăm vị vua của đất nước vừa có thể thư giãn giữa một không gian vô cùng thoải mái.

Lăng vua Tự Đức mở cửa đón khách từ sáng đến lúc chiều tà nên thời gian rất thoải mái, các bạn nhất định phải đến đây một lần ghi có dịp ghé thăm Huế nhé.

  • Giá vé tham quan: 30.000 đến 150.000/ lượt khách ( tùy theo người già, người lớn và trẻ em)

Lăng vua Đồng Khánh (Tư Lăng)

Thật thiếu sót khi nói về lăng tẩm Huế mà không nhắc đến lăng Đồng Khánh trang nghiêm, bề thế. Trải qua 4 đời vua, kéo dài suốt 35 năm thì lăng Đồng Khánh mới chính thức được hoàn thành.

Tư Lăng đươc lấy cảm hứng và xây dựng theo phong cách Á Âu cùng với đó là một vị trí địa lý không thể tuyệt vời hơn, giữa một cảnh quan thiên xanh mát, um tùm càng làm nổi bật lên nét đẹp của lăng tẩm mà không thể nhầm với bất kì lăng nào khác.

Thuộc Thượng Hai, phường Xuân Thủy, lăng Đồng Khánh nổi bật với hơn 20 công trình kiến trúc khác nhau, sở hữu một số lượng lớn tượng đá và thu hút mọi ánh nhìn đó là điện Ngưng Hy với rất nhiều sản phẩm sơn mài quý giá và dàn nội thất vô cùng tinh tế.

Bạn chỉ cần đi theo chỉ dẫn tại thôn Thượng Hai là có thể đến được với Lăng Đồng Khánh và các bạn nhớ là lăng không mở cửa sau 18h00 nhé.

  • Giá vé tham quan: 40.000/lượt khách

Lăng vua Dục Đức (An Lăng)

Có lẽ lăng vua Dục Đức chính là lăng có thiết kế đơn sơ và giản dị nhất kinh thành. Tuy nhiên đây lại chính là nơi an nghĩ của 3 vị vua Duy Tân, Thành Thái và Dục Đức. Lăng vua Dục Đức còn có tên khác là An Lăng, tọa lạc tại làng An Cựu, phường An Cựu, thành phố Huế.

Với một diện tích khiêm tốn là 3.500 mét vuông nhưng An Lăng vẫn được chia thành nhiều phần riêng biệt khác nhau, cụ thể là phía trước lăng có một cửa dạng vòm, tiếp theo là sân Bái Đình và sau sân là cửa chính dẫn vào nhà trong. Bên trong nhà có sập thờ , án thờ và cuối cùng là lăng mộ của 3 vị vua. Lăng còn được che chắn, bảo vệ bởi cồn Phước Quả phía trước và núi Tam Thai phía sau.

Chỉ mất khoảng 15 phút để có thể từ trung tâm thành phố Huế về với An Lăng, lăng chỉ mở cửa đến 17h00, bạn nên đi vào buổi sáng để tận hưởng không khí mát mẻ và trong lành.
Giá vé tham quan: 40.000/ lượt khách

Lăng vua Khải Định (Ứng Lăng)

Lăng vua Khải Định còn có tên gọi khác là Ứng Lăng, tọa lạc trên núi Châu Chữ của xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Thời gian xây dựng lăng kéo dài đến 11 năm, tuy không hoành tráng nhưng lại khiến người đời sau này ngưỡng mộ bởi sự sắc sảo và tinh tế trong từng chi tiết của công trình, tại đây người ta cũng nhìn ra được sự giao thoa hài hòa giữa nét cổ điển phương đông và hiện đại phương Tây vô cùng ấn tượng.

Để đến được lăng ta phải đi tổng cộng 127 bậc thang, vị trí trên cao giúp lăng trở nên trang trọng và uy nghiêm hơn. Hai trụ cổng hình tháp với màu sắc theo lối kiến trúc Ấn Độ, xung quanh là các trụ biểu đặc trưng của phật giáo phương Đông, rào chắn phía ngoài lại có hình dáng của các cây thánh giá, … Tất cả những chi tiết đó đã giúp Lăng Khải Định trở thành một trong những lăng ấn tượng nhất của hệ thống lăng tẩm Huế. Tại đây còn chứa một nội thất vô cùng quý giá nữa đó là bức tranh “Cửu Long ẩn vân” nằm ngay ở vị trí trung tâm của cung Thiên Định mà đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Khi đi đến thăm Ứng Lăng, nhiều du khách vẫn chọn đi con đường bộ vì có nhiều bóng mát của cây xanh, không khí trong lành tạo cảm giác thoải mái, thư thái hơn cho du khách, khi đến gần thì lăng hiện ra vô cùng uy nghiêm và tĩnh mịch, tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ.

  • Giá vé tham quan: 50.000 đến 150.000 / lượt khách ( giá vé người lớn và trẻ em khác nhau)

Hệ thống lăng tẩm Huế ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Nếu có dịp đến xứ Huế mộng mơ thì bạn nhất định phải một lần đến viếng thăm các khu lăng tẩm uy nghi và tráng lệ này nhé. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được hành trình khám phá lăng tẩm Huế ấn tượng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.